- Đừng nhầm lẫn với Đài Truyền hình Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa).
Đài Truyền hình Việt Nam, được biết đến rộng rãi với tên gọi VTV (viết tắt của từ tiếng Anh: Vietnam Television), là đài truyền hình quốc gia thuộc sở hữu của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đài chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân". Tuy không phải là đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam, nhưng đây được coi là đài truyền hình lớn và uy tín nhất của Việt Nam với 11 kênh truyền hình quảng bá và hệ thống kênh truyền hình cáp được phủ sóng toàn quốc, phát sóng chủ yếu các chương trình tin tức, phim tài liệu, khoa học, giáo dục xã hội, hài kịch, thể thao, giải trí và chính kịch.
VTV hiện đã phủ sóng được qua rất nhiều nền tảng khác nhau, phát sóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước như Lào, Trung Quốc, Thái Lan... và các nước trên thế giới qua vệ tinh và các ứng dụng xem trực tuyến của đài.
Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam có 11 kênh truyền hình quảng bá và 53 kênh truyền hình trả tiền thuộc các hệ thống VTVcab, K+ và SCTV.
Vô tuyến Truyền hình Việt Nam[]
07/09/1970 - 16/04/1972; 28/01/1973 - 17/06/1977[]
07/09/1970 - 16/04/1972[]
Từ ngày 07/09/1970, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên. Đây là buổi phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình gồm 15 phút Những bông hoa nhỏ, thời sự và 30 phút ca nhạc. Tên gọi lúc đó của Đài là Vô tuyến Truyền hình Việt Nam.
- Năm 1971: Thành lập Ban Biên tập Vô tuyến Truyền hình trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Do không quân Hoa Kỳ đánh ra miền Bắc, Vô tuyến Truyền hình Việt Nam đã từng tạm ngừng phát sóng từ ngày 16/04/1972.
28/01/1973 - 17/06/1977[]
Từ ngày 28/01/1973, sau 1 năm truyền hình này tạm ngừng phát sóng, Vô tuyến Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chính thức trở lại sau khi Việt Nam ký kết thành công Hiệp định Paris.
- 16/06/1976: Truyền hình được phát sóng hàng ngày.
- 04/07/1976: Trung tâm truyền hình được xây dựng ở Giảng Võ, thành phố Hà Nội.
Đài Truyền hình trung ương[]
18/06/1977 - 29/04/1987[]
- 18/06/1977: Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương và chuyển tới địa điểm mới - Số 43 đường Nguyễn Chí Thanh - phường Ngọc Khánh - quận Ba Đình - thành phố Hà Nội. Địa điểm này là trụ sở của VTV hiện nay.
- Tháng 9/1978: Thử nghiệm hệ phát hình màu (hệ SECAM).
- 19/05/1980: Đài chính thức lấy tên là Đài Truyền hình Trung ương.
- Năm 1986: Đài Truyền hình Trung ương chính thức chuyển từ hệ phát hình màu đen và trắng chuyển sang hệ phát hình màu sắc. Đồng thời xây dựng Đài Tiếp vận Tam Đảo để phủ sóng toàn Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam và hỗ trợ xây dựng các Đài truyền hình địa phương.
Đài Truyền hình Việt Nam[]
30/04/1987 - 14/04/1995[]
- 30/04/1987: Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam.
19/12/1990 - 31/12/1991[]
- 19/12/1990: Phát sóng chính thức Chương trình 2, nay là kênh VTV2.
- Nội dung chủ yếu trên kênh VTV2 trước đây mang tính chất đúng như slogan của kênh "Gia đình - Xã hội, Giáo dục - Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, Y tế - Sức khỏe, Môi trường, Lâm - Ngư - Nông nghiệp, Văn hóa - Du lịch, Khám phá thế giới", với những chương trình khoa giáo hấp dẫn như Thế giới động vật, Phim khoa học, Khám phá thế giới, Bạn của nhà nông, 8 giờ tối thứ sáu, các tạp chí truyền hình văn hóa,... cùng với chương trình Dạy nghề, Dạy kĩ năng, Dạy ngôn ngữ trên truyền hình. Bên cạnh đó, VTV2 còn có những chương trình do các đơn vị khác trong và ngoài VTV thực hiện, tạo nên sự đa dạng hóa nội dung cho kênh, điển hình như: Ước mơ Việt Nam, Đèn đom đóm, Nhà sáng chế, Sống xanh - Ai là chuyên gia,... Ngoài ra, kênh còn phát lại một số chương trình từ kênh VTV6 (Ki ốt âm nhạc, Sáng tạo học trò)...
- Từ khi VTV7 lên sóng, một số chương trình dạy ngoài ngữ, dạy kĩ năng... chuyển sang phát trên kênh mới, do đó nội dung của kênh VTV2 có phần "nhạt" dần đi, tuy nhiên đội ngũ Ban khoa giáo đã tiếp tục phát triển thêm các chương trình mới lạ, hấp dẫn, thu hút người xem... như Bây giờ và ở đây, Nội dung không giới hạn, Từ nhà đến trường,.... Đặc biệt, mỗi thứ 6 cuối tháng, kênh VTV2 tổ chức một chương trình đặc biệt được tường thuật trực tiếp. Cùng với việc tự sản xuất, còn có sự xuất hiện của nhiều chương trình xã hội hóa, do các đơn vị tư nhân sản xuất, chủ yếu ở lĩnh vực y tế, sức khỏe, xã hội và đời sống....
- 01/02/1991: Phát sóng song song 2 kênh VTV1 và VTV2.
- 03/02/1991: Phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để đài các địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc.
- 04/02/1991: Kênh VTV1 bắt đầu được phát sóng trên vệ tinh Stationar 13 với thời lượng 5 giờ mỗi ngày để đài các địa phương thu phát lại trên phạm vi toàn quốc.
- Năm 1991: Chuyển hệ phát hình màu từ SECAM sang PAL.
01/01/1992 - 31/12/1992[]
- 27/08/1992: Thành lập Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), liên doanh với Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist).
01/01/1993 - 06/07/1994[]
- Tháng 5/1993: Chính thức được xác định là Đài Truyền hình Quốc gia.
- Tháng 6/1994: Hợp tác cùng Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trong việc chia sẻ bản quyền các trận đấu thuộc Giải vô địch bóng đá thế giới năm 1994.
01/04/1994 - 14/04/1995[]
Logo VTV đầu tiên thử nghiệm áp dụng trên sóng trong thời gian ít ỏi, đến đầu năm 1995 mới sử dụng trong toàn thời gian phát sóng chương trình truyền hình trong ngày.
- 01/04/1994: Kênh VTV3 lần đầu tiên lên sóng thử nghiệm, trong thời điểm diễn ra World Cup 1994. Kênh được phát chung với VTV1 và đài Hà Nội 9 VHF, với thời lượng từ 16h00 đến 19h30, với nội dung ban đầu là Thể thao - Giải trí - Văn hóa tổng hợp.
- 21/06/1994: Phát hành Tạp chí truyền hình số đầu tiên.
- 01/04/1995: Kênh VTV3 phát sóng thử nghiệm với thời lượng từ 16h30 - 20h30 mỗi ngày.
- 30/04/1995: Thực hiện truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 20 năm Ngày giải phóng miền Nam - Thống nhất Đất nước. Đây là lần đầu tiên VTV thực hiện truyền hình trực tiếp một sự kiện Chính trị - Lịch sử quan trọng của đất nước.
- Năm 1995: Mở rộng quan hệ với các hãng truyền hình như hợp tác giáo dục với ABU (Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình Châu Á và Thái Bình Dương) và AIBD (Viện Phát triển Phát thanh - Truyền hình Châu Á và Thái Bình Dương).
- Cũng trong giai đoạn này, với tưc cách là đơn vị truyền hình chủ nhà, Đài đã thực hiện nhiều chương trình về những quan trọng của đất nước, như Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tổ chức truyền hình trực tiếp bốn kênh VTV1, VTV2, VTV3 và VTV4), Hội nghị APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á và Thái Bình Dương) các năm 2006 và 2017, hay Hội nghị thượng đỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hoa Kỳ năm 2019 tại thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Hiện VTV đã phủ sóng được qua rất nhiều nền tảng khác nhau, phát sóng không chỉ có ở trong Việt Nam mà còn ở các nước như và các nước trên thế giới qua vệ tinh và các ứng dụng xem trực tuyến của Đài Truyền hình Việt Nam.
01/01/1994 - 31/03/1998[]
15/04/1995 - 30/04/2010[]
15/04/1995 - 31/12/2000[]
Từ ngày 15/04/1995, hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên (07/09/1970 - 07/09/1995), Đài Truyền hình Việt Nam thay đổi nhận diện thương hiệu mới và áp dụng logo VTV mới trên sóng (logo chữ V nhọn, T cạnh vuông, được sử dụng đến hết ngày 02/02/2010).
- 01/09/1995: Kênh VTV4 phát sóng thử nghiệm.
- 20/09/1995: Thành lập Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Truyền hình cáp MMDS (VCTV).
- 31/03/1996: Kênh VTV3 phát sóng chính thức.
- Trên kênh 6 VHF tại thành phố Hà Nội và 1 số vùng lân cận.
- Tháng 7/1996:
- Kênh VTV3 bắt đầu phát sóng trên vệ tinh Thaicom để phủ sóng toàn quốc, phát chung với kênh VTV1 và VTV2 với thời lượng phát sóng từ 12h00 - 19h00 (7/24h) (Thứ 2 - Thứ 6) và 10h00 - 19h00 (9/24h) (Thứ 7 và Chủ Nhật).
- Kênh VTV3 cũng là kênh đầu tiên phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam, bắt đầu từ mùa giải 1996-1997.
- 19/11/1996: Thành lập Trung tâm Dịch vụ Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVAd). Kể từ đây, VTV dùng nguồn tiền quảng cáo để xây dựng và phát triển của Đài truyền hình Việt Nam.
- 06/02/1997: Thực hiện chương trình hòa sóng đêm giao thừa đầu tiên và xuyên suốt trên VTV.
- Năm 1997: Các bản tin Thời sự của Đài được phát sóng trực tiếp, mở đầu cho việc phát trực tiếp tất cả các chương trình thời sự từ năm 1998.
- 16/09/1997: Khánh thành cột phát sóng truyền hình cao 125m tại trụ sở Đài, được sử dụng để phát sóng 3 kênh VTV1 (9 VHF), VTV2 (11 VHF) và VTV3 (22 VHF). Hiện cột đã được chuyển lên Hòa Bình và được thay thế bằng cột phát sóng 250m tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- 01/10/1997: Kênh VTV3 có thêm chương trình phát sóng vào buổi tối, chuyển sang phát sóng trên kênh 22 UHF (chỉ phát tại thành phố Hà Nội và các khu vực tỉnh phía miền Bắc, Trung và Nam lân cận), kênh 21 UHF tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, và kênh 49 UHF tại thành phố Cần Thơ). Thời lượng phát sóng của kênh tăng lên thành từ 12h00 - 24h00 (12/24h) các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và từ 10h00 - 24h00 (14/24h) từ thứ 7 và Chủ Nhật. Đây được xem là tiền để cho việc phát sóng Thời sự trực tiếp của Đài truyền hình Việt Nam.
- 01/01/1998: Kênh VTV4 phát sóng chính thức. Kênh chuyển sang phát trên vệ tinh Measat 1, chuyển tiếp trên vệ tinh Thaicom 3.
24/02/1998 - 30/04/2010[]
- 24/02/1998: Thay màu mới là 3 màu sắc: Đỏ-Xanh Lá Cây-Xanh Lam
- 31/03/1998: Phát sóng 45 giờ/ngày trên 4 kênh sóng của VTV là các kênh: VTV1, VTV2, VTV3 và VTV4.
- Năm 1998:
- Áp dụng đồ họa dựng phi tuyến, đầu tư hệ thống dựng hình phi tuyến tĩnh, trang bị trạm thu vệ tinh chuyên dụng hiện đại phục vụ việc trực tiếp FIFA World Cup;
- Lần đầu tiên trang bị 1 xe truyền hình lưu động màu loại lớn sử dụng công nghệ số với 6 camera;
- Lắp đặt phòng khống chế, 4 phòng phát sóng tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình;
- Khánh thành Trường quay S9 (nay là Trường quay S15), trường quay có khán giả đầu tiên của VTV. Đây là một trong những trường quay hiện đại nhất Đông Nam Á thời điểm đó.
- Năm 1998:
- Áp dụng đồ họa bản đồ dự báo thời tiết.
- Vận hành hệ thống Betacam cho phát quảng cáo.
- 27/04/2000: Kênh VTV4 được phát trên mạng toàn cầu qua 3 vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Phi và Châu Đại Dương.
- 10/02/2002: Kênh VTV5 bắt đầu phát chính thức để phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số bằng tiểng dân tộc thiểu số.
- Tháng 3/2001: Chuẩn DVB-T chính thức được chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV.
- 01/01/2002: Nâng thời lượng phát sóng cho các kênh VTV1, VTV3 và VTV4 lên lần lượt: 18h30/24h (từ 05h30 - 24h00), 18/24h (từ 06h00 - 24h00) và 8/24h (từ 00h00 - 08h00).
- 01/01/2002: Kênh VTV4 tăng thời lượng phát sóng lên 8 tiếng/ngày, phát sóng chính từ 00h00 đến 08h00 sáng (giờ Hà Nội) và phát lặp lại chương trình từ 08h00 đến 24h00 (16/24h) (phát lại lần 1 từ 08h00 - 16h00) và (phát lại lần 2 từ 16h00 - 24h00) (trên vệ tinh Thaicom 3).
- Kênh VTV3 tăng thời lượng phát sóng lên 18/24h (từ 06h00 - 24h00).
- 07/02/2002: Phòng Biên tập chương trình VTV4 được tách ra khỏi Ban thư ký Biên tập. Trên cơ sở đó, Ban Truyền hình Đối ngoại đã được thành lập.
- Năm 2003: Hoàn thành chuyển đổi sử dụng băng từ sang dùng băng số hóa.
- Giữa năm 2003: Kênh VTV3 nâng cấp nội dung chương trình, thay đổi một số khung giờ, đặc biệt xuất hiện hàng loạt gameshow mới (nhất là sáng thứ bảy, từ giữa năm 2004), thu hút một lượng khán giả lớn như Vui khỏe có ích, Hãy chọn giá đúng, Sóng nước phương Nam,...
- 10/10/2003: Phát sóng bản tin thời sự đầu tiên dành cho người khiếm thính trên kênh VTV2 vào lúc 22h00 hàng ngày, dưới dạng phát sóng bản tin Thời sự 19h.
- 01/01/2004: Kênh VTV2 nâng thời lượng phát sóng lên 18/24h (từ 06h00 - 24h00).
- 01/11/2004: Kênh VTV5 nâng lên thời lượng phát sóng 18/24h (từ 06h00 - 24h00).
- Kênh VTV4 nâng thời lượng phát sóng 21/24h (từ 00h00 - 21h00).
- Đầu năm 2005 đến cuối năm 2016: Kênh VTV3 mở thêm khung giờ 20h00 thứ 2, 3 và 4 để phát sóng chương trình giải trí như: Khởi nghiệp (20h00 tối thứ 2 hàng tuần), Ai là triệu phú (20h00 tối thứ 3 hàng tuần); Hãy chọn giá đúng (20h00 tối thứ 4 hàng tuần).
- 02/03/2005: Tin thể thao chính thức tách ra thành 2 chương trình: Thể thao 24/7 (phát vào sau Dự báo thời tiết của Thời sự 19h và Tin thể thao (Phát vào sau Dự báo thời tiết, 5 phút hôm nay phát sau Thời sự 12h).
- 05/08/2005: Kênh VTV4 nâng thời lượng phát sóng 23h55/24h (từ 00h00 - 23h55).
- 01/09/2005: Kênh VTV3 bắt đầu xuất hiện dày dặc hơn phim châu Á.
- Đầu năm 2006: Khung giờ gameshow, chương trình giải trí có thêm khung 21h00 từ Thứ 2 - 6 hàng tuần và một số chương trình ca nhạc trực tiếp tối cuối tuần được mở rộng hơn. Đặc biệt với sự xuất hiện của Bài hát Việt.
- Không chỉ gameshow, truyền hình thực tế, VTV3 còn sản xuất, hợp tác và thực hiện nhiều chương trình lớn và đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng, như việc sản xuất tín hiệu, phát sóng các môn thi đấu trong kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (22th SEA GAMES 2003) mà Việt Nam là chủ nhà. Ngoài ra, bộ phận VTV3 còn tác nghiệp, đưa tin ở các giải đấu lớn (do phòng thể thao thực hiện), thực hiện sản xuất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cùng Báo Tiền Phong, các chương trình đặc biệt như Huyền thoại đường Trường Sơn (2004), cầu truyền hình ở Việt Nam và Lào (2002), và các chương trình đặc biệt phối hợp cùng các đơn vị trong nước...
- 01/09/2006: Kênh VTV3 nâng thời lượng phát sóng lên 24/24h hàng ngày, là kênh đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng với thời lượng 24/24h.
- Trong khoảng thời gian từ 00:00 đến 06:00, kênh VTV3 dành thời lượng phát lại các chương trình gameshow, phim truyện Việt Nam và Nước ngoài, một số chương trình tạp chí thể thao khai thác và một số chương trình đồng hành cùng Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) và Giải vô địch bóng đá Châu Âu (UEFA EURO). Cùng với đó, kênh chỉ dành cho phần thời lượng tường thuật trực tiếp với các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế: (SEA Games, V.League, VTV Cup, UEFA Champions League, UEFA Europa League, ASIAD, Olympic, Ngoại hạng Anh, các trận đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam và một số thể thao khác cũng như một số chương trình đồng hành do Ban Sản Xuất các chương trình Thể thao (S-VTV - (VTV Sports) thực hiện.
- Trước đây, khi VTV có được bản quyền nhiều giải đấu thể thao, kênh VTV3 thường xuyên được xuyên động để tường thuật trực tiếp các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế vào mỗi cuối tuần, cùng với 2 kênh VTV2 và VTV6.
- Năm 2007: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV2 lên 18h30/24h (từ 05h30 - 24h00), kênh VTV5 lên 19/24h (05h00 - 24h00). Tăng thêm 1 kênh trả tiền và 1 kênh khu vực gồm: VTV6 (kênh truyền hình dành cho giới trẻ, phủ sóng toàn quốc từ 29/4/2007) và VTV9 (phát sóng tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và phía Bắc sông Hậu), đồng thời trên hệ thống cáp VCTV từ ngày 8 tháng 10 cùng năm.
- 07/06/2007: VTV3 chính thức ra mắt gameshow mới vào tối thứ 5 hàng tuần: Hành khách cuối cùng.
- 01/12/2007: Phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức chương trình tự thiện Trái tim cho em và thành lập Quỹ tấm lòng Việt Nam.
- Năm 2008:
- Hợp tác cùng ADT Group mua bản quyền các giải bóng đá, sự kiện thể thao,...
- Dừng sử dụng hệ thống Betacam cho phát quảng cáo.
- Liên kết với công ty Dolby phát sóng âm thanh chuẩn Dolby Digital 2.1 cho kênh VTV3 trên vệ tinh Vinasat nhằm phục vụ Olympic Bắc Kinh 2008.
- Kênh VTV3 bắt đầu thay đổi diện mạo, chú trọng nâng cao chất lượng truyền hình, đặc biệt xuất hiện nhiều gameshow mới lạ, nâng giờ phát phim truyện Việt Nam dài tập (diễn hình Cô gái xấu xí và Những người độc thân vui vẻ) vào lúc 21h00 từ Thứ 2 - 6 (nay là 21h30/21h40). Khi HTV cùng thời điểm đang trên đà đi xuống do những vấn đề giấy phép, thanh tra, một số công ty sản xuất chương trình chương trình có xu hướng chuyển sang hợp tác với VTV, do đó trên VTV3 đã xuất hiện thêm nhiều chương trình mới lạ, đặc biệt các chương trình truyền hình thực tế thu hút hàng triệu người xem, chương trình có sự đầu tư chuẩn bị mạnh mẽ như Bước nhảy hoàn vũ, Thần tượng âm nhạc Việt Nam, Cặp đôi hoàn hảo, Người mẫu Việt Nam.... tạo nên làn gió mới cho kênh, dù những chương trình này xuất hiện không ít tai tiếng.
- 27/09/2008: Hợp tác cùng Lasta Multimedia để sản xuất các chương trình truyền hình và phim truyện truyền hình Việt Nam. Đến hết ngày 3 tháng 2 năm 2018, Đài đã ngừng hợp tác với công ty này.
- Năm 2009: Phát thử nghiệm TVMobile tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, hoàn thiện cấp phép phát sóng hệ thống T-DMB trên cả nước.
- 05/05/2009: Liên doanh với hãng truyền hình Canal+ (Pháp), thành lập Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV - K+).
- 20/06/2009: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV4 lên 24/24h hàng ngày.
01/01/2004 - 31/12/2014[]
Từ ngày 01/01/2004, Thay đổi hệ thống nhận diện, tổ chức ở các Trung tâm truyền hình khu vực thuộc Đài (Huế - HVTV, Đà Nẵng - DVTV, Phú Yên - PVTV, Cần Thơ - CVTV). Áp dụng logo chữ V hình cánh cung cho các kênh khu vực.
Từ ngày 01 - 03/02/2010, các kênh VTV1, VTV2, VTV3 và VTV5 thay đổi hệ thống nhận diện (vạch mở của chữ V được mở rộng và đỉnh nằm ngang của chữ T trùng với cánh tay trái của chữ V màu xanh lam (nhận diện mới trước đó đã được áp dụng với các kênh VTV khu vực vào ngày 01/01/2004 là các kênh VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2, VTV Đà Nẵng, VTV Huế và VTV Phú Yên); các kênh VTV6 và VTV9 vào ngày 29/04 và 08/10/2007, và kênh VTV4 vào ngày 20/06/2009); thay đổi hình dạng các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 9.
Từ ngày 01/04/2011, thay đổi diện mạo tổ chức ở các kênh đài truyền hình khu vực thuộc đài là các kênh (HVTV (cũ) - VTV Huế, DVTV (cũ) - VTV Đà Nẵng và PVTV (cũ) - VTV Phú Yên (riêng các kênh CVTV1 (cũ) và CVTV2 (cũ) đổi tên thành các kênh VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2 vào ngày 05/06/2011).
- Cuối ngày 15/06/2009: Kênh VTV2 bắt đầu mở khung giờ phim truyện lúc 19h00 mỗi tối, làm đa dạng thêm nội dung cho kênh, và cũng từ đây kênh bắt đầu xuất hiện nhiều quảng cáo hơn so với thời điểm trước đó.
- Năm 2010: Ra mắt trang web xem chương trình truyền hình trực tuyến (http://media.vtv.vn), đồng thời nâng thời lượng phát sóng kênh VTV1, VTV2 và VTV5 lên lần lượt 19/24h (từ 05h00 - 24h00) và 24/24h.
- 01/01/2010: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV5 lên 24/24h hàng ngày.
- 01/09/2010: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV1 lên 19/24h (từ 05h00 - 24h00).
- 13/09/2010: Kênh VTV9 mới chính thức được phát sóng quảng bá trên toàn quốc.
- Tổng khống chế VTV9, Phòng Thư ký - Biên tập VTV9 được đạt tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ. Tín hiệu đây từ được truyền tới Hà Nội và từ Hà Nội phát sóng trên các hạ tầng truyền dẫn khác nhau phục vụ khán giả cả nước.
- 01/11/2010: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV6 lên 18/24h (từ 06h00 - 24h00).
- 01/01/2011: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV9 lên 18/24h (từ 06h00 - 24h00).
- Năm 2011:
- Lựa chọn chuẩn DVB-T2 làm chuẩn phát sóng trên VTV. Khánh thành giai đoạn 1 của Tòa nhà VTV.
- Thành lập Trung tâm đồ họa.
- 01/01/2011: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV2 lên 19/24h (từ 05h00 - 24h00).
- 01/04/2011: Bản tin thời sự 22h - Dành cho người khiếm thính trên kênh VTV2 sử dụng người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, thay cho việc hiển thị phụ đề ở dưới màn hình.
- 06/05/2011 - 16/06/2013: Bản tin 360 độ thể thao chuyển sang khung giờ mới: 17h00 các ngày trong tuần, vì lúc đó bản tin Nhịp đập 360 độ thể thao phát sóng vào lúc 23h20 các ngày trong tuần.
- 15/06/2011: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV1 lên 24/24h.
- Cung cấp thông tin nhanh nhất về vấn đề thời sự và chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn học, nghệ thuật dành cho khán giả trong và ngoài nước. Kể từ đây, kênh VTV1 được phát triển tiêu chí Kênh Thời sự - Chính luận và Tổng hợp.
- Kênh VTV1 dành phần lớn thời lượng cho nội dung các chương trình thời sự, chính luận do Ban Thời sự VTV thực hiện với hàng loạt các tin tức, chuyên mục cập nhật nhằm truyền tải thông tin đến nhân dân, đồng thời khẳng định vai trò chủ đạo trong công tác tuyên truyền, định hướng dư luận. Bên cạnh đó, vào một số khung giờ nhất định, VTV1 cũng dành một phần thời lượng để phát sóng các chương trình của các kênh sóng khác của Đài Truyền hình Việt Nam và các chương trình tổng hợp khác.
- 01/11/2011 - 31/12/2019: Bản tin Nhịp đập 360 độ thể thao chuyển sang khung giờ mới: 06h00 sáng hàng tuần trên kênh VTV3.
- 01/01/2012: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV2 lên 24/24h.
- 22/02/2012: Báo điện tử VTV News chính thức được cấp giấy phép hoạt động.
- Năm 2012:
- Đưa vào sử dụng Trạm truyền dẫn vệ tinh băng tần C tại thành phố Hà Nội, đảm bảo truyền dẫn vệ tinh theo tính chuẩn DVB-S2, mã hóa MPEG-4. Triển khai số hóa tư liệu hình ảnh.
- Kênh VTV3 tiếp tục cải thiện nội dung, thay đổi khung giờ, xuất hiện nhiều mọi hướng, điển hình là chương trình Cà phê sáng, Cà phê sáng cuối tuần và các cuộc thi truyền hình thực tế lớn phát sóng cuối tuần.
01/01/2005 - 31/12/2007[]
01/01/2013 - nay[]
Vào lúc 18h00 ngày 31/12/2012, VTV sử dụng hệ thống nhận diện mới thay cho nhận diện cũ với hình bo tròn các cạnh của các chữ V; T; V và áp dụng chính thức từ ngày 01/01/2013, bao gồm 7 kênh VTV SD là các kênh truyền hình quốc gia của Đài Truyền hình Việt Nam: (VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 và VTV9) và 5 kênh truyền hình khu vực của VTV là các kênh: (VTV Cần Thơ (là các kênh VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2), VTV Huế, VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên), riêng 5 kênh truyền hình quốc gia là các kênh: (VTV7, VTV8, VTV9 và VTV5 Tây Nam Bộ vào ngày 1 tháng 1 năm 2016 và kênh VTV5 Tây Nguyên vào ngày 17/10/2016).
31/03/2013 - 01/01/2020; 07/01/2020 - 01/11/2022 (HD)[]
Từ ngày 31/03/2013 các kênh của Đài truyền hình Việt Nam bắt đầu phát sóng HD chính thức gồm:
2013: VTV3 HD (01/06/2013) và VTV6 HD (07/09/2013).
2014: VTV1 HD (31/03/2014).
2015: VTV2 HD (20/05/2015), VTV4 HD (24/06/2015) và VTV9 HD (28/08/2015).
2016: VTV5 HD (01/07/2016), VTV7 HD (01/01/2016), VTV8 HD (07/02/2016), VTV5 Tây Nam Bộ HD và VTV5 Tây Nguyên HD (17/10/2016).
Từ năm 2016 đến 2022, các kênh đều phát sóng song song 2 tín hiệu SD và HD với biểu trưng riêng biệt. Riêng từ 1/1/2020 đến ngày 07/01/2020 các kênh thực hiện đồng bộ tín hiệu HD và SD với nhau. Đến ngày 8 tháng 1 năm 2020 và 10 tháng 1 cùng năm, tất cả các kênh VTV (trừ VTV8) đã quay trở lại phát song song 2 tín hiệu SD và HD với biểu trưng riêng biệt.
- 31 tháng 3 năm 2013: Phát sóng thử nghiệm kênh VTV3 theo chuẩn tín hiệu HD và phát sóng chính thức từ ngày 1 tháng 6.
- 7 tháng 5 năm 2013: Truyền hình cáp Việt Nam đổi tên thương hiệu thành Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam, nhận diện thương hiệu từ VCTV sang VTVCab.
- 11 tháng 7 năm 2013: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV9 lên 24/24h hàng ngày.
- 17:30 ngày 7 tháng 9 năm 2013: Phát sóng kênh VTV6 chuẩn tín hiệu HD.
- Từ 16 tháng 12 năm 2013 đến 8 tháng 5 năm 2016: Bản tin Thời sự 22h - Dành cho người khiếm thính trên VTV2 được phát sóng trực tiếp như một bản tin riêng, thay vì phát sóng dưới dạng phát lại bản tin Thời sự 19h.
- 31 tháng 3 năm 2014: Phát sóng VTV1 theo chuẩn HD.
- 10 tháng 10 năm 2014: Trung tâm tin tức VTV24 – Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác cùng ADT Group thực hiện chương trình tin tức Chuyển động 24h.
- 10 tháng 1 năm 2015: Chính thức ra mắt chương trình VTV Đặc biệt, chương trình phát sóng mỗi tháng một lần trên VTV1. Chương trình được miêu tả là 'khung giờ chất lượng cao của VTV'.
Tháng 4 năm 2015: Ra mắt dịch vụ và ứng dụng xem truyền hình trực tuyến VTVGo.
- 3 tháng 4 năm 2015: Chính thức ra mắt dịch vụ Alo! VTV, dịch vụ điện thoại cung cấp luồng âm thanh trực tiếp của các kênh VTV và K+. Dịch vụ này hoạt động đến hết năm 2016.
- 30 tháng 6 năm 2015: Bắt đầu thực hiện đề án Số hóa truyền hình do Chính phủ ban hành, ngừng phát sóng các kênh VTV tương tự (analog) tại Đà Nẵng.
2015: Lên sóng phiên bản HD của các kênh VTV2, VTV4, VTV5, VTV9, đồng thời phát sóng âm thanh chuẩn Dolby Digital Plus 2.1 cho kênh VTV1, VTV3 và VTV6 trên VTVCab và trên Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2. 11:30 ngày 20 tháng 11 năm 2015: Phát sóng thử nghiệm kênh VTV7 và VTV7 HD trên hạ tầng Truyền hình số mặt đất DVB-T2, Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab) và Truyền hình số vệ tinh K+.
- 1 tháng 1 năm 2016: Chính thức lên sóng 4 kênh truyền hình quảng bá: VTV7 – Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia, VTV8 – Kênh Truyền hình Quốc gia hướng tới khu vực Duyên hải Trung Bộ & Tây Nguyên, VTV9 – Kênh Truyền hình Quốc gia hướng tới khu vực Nam Bộ và VTV5 Tây Nam Bộ – Kênh truyền hình tiếng dân tộc thiểu số dành cho đồng bào khu vực Tây Nam Bộ. Trong đó, VTV8 là sự sáp nhập của 3 kênh truyền hình khu vực miền Trung của VTV là VTV Huế, VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên; VTV9 (cũ) và VTV Cần Thơ 1 sáp nhập thành kênh VTV9 (mới); VTV5 Tây Nam Bộ là phiên bản mới của kênh VTV Cần Thơ 2, theo Đề án Quy hoạch Báo chí quốc gia đến năm 2025.
- 09:00 ngày 17 tháng 10 năm 2016: Phát sóng kênh VTV5 Tây Nguyên với thời lượng 24/24 giờ hàng ngày, gồm 10 thứ tiếng dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên: Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, M’Nông, K’Ho, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Chu Ru, Raglai và Chăm. Các chương trình của 10 thứ tiếng dân tộc Tây Nguyên trên kênh VTV5 Quốc gia được chuyển sang kênh VTV5 Tây Nguyên.
- 6 tháng 9 năm 2017: Khánh thành Tòa nhà Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại 43 Nguyễn Chí Thanh.
00:04 ngày 1 tháng 4 năm 2018 (giờ Việt Nam): Ngừng phủ sóng vệ tinh nước ngoài kênh VTV4 thông qua các vệ tinh Thaicom5 (khu vực châu Á và Bắc Phi), Eutelsat Hot Bird 13B (khu vực châu Âu), Hispasat 30W-5 (khu vực Nam Mỹ), Galaxy 19 (khu vực Bắc Mỹ). Cũng trong ngày này, ngoài kênh VTV4, VTV đã đưa tín hiệu các kênh truyền hình còn lại của Đài thông qua set-top box VTVGo.
- 7 tháng 9 năm 2018: Ra mắt ứng dụng đọc Báo điện tử VTV News.
- 7 tháng 9 năm 2019: Ra mắt Cổng thông tin điện tử Đài Truyền hình Việt Nam Lưu trữ 2021-10-17 tại Wayback Machine.
- 1 đến 7 tháng 1 năm 2020: Thực hiện thử nghiệm đồng bộ luồng kênh SD & HD cho tất cả các kênh sóng của Đài.
- 16 tháng 3 năm 2020: Việt Nam hôm nay là chương trình tin tức – thời sự thứ hai của Đài có thuyết minh bằng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính, sau bản tin Thời sự 22h trên kênh VTV2.
- 18 tháng 3 năm 2020: Chính phủ ban hành Nghị định 34/2020/NĐ-CP, trong đó sửa đổi và bổ sung điều 3 của Nghị định 02/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Từ 19 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 2020, do yêu cầu chỉ đạo công tác phòng chống Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, VTV rút ngắn thời gian phát sóng các kênh VTV2, VTV3, VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên, VTV6, VTV8, VTV9 từ 24/24 giờ xuống 19/24 giờ hàng ngày (từ 05:00–24:00), riêng các kênh VTV1, VTV4 và VTV7 giữ nguyên thời gian phát sóng. Từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, các kênh trở lại phát sóng với thời lượng 24/24h hàng ngày.
- Từ 10 tháng 5 năm 2020, Nghị định 34/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Theo đó, VTV sáp nhập, tái cơ cấu lại các đơn vị biên tập, sản xuất và phát sóng của Đài cùng các Trung tâm THVN tại các khu vực Trung Bộ & Nam Bộ.
- Từ 30 tháng 7 đến hết 2 tháng 9 năm 2020, trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh thành miền Trung, VTV8 tiếp tục được rút ngắn thời gian phát sóng xuống 19/24h hàng ngày. Từ ngày 3 tháng 9 năm 2020, VTV8 đã phát sóng 24/24 giờ hàng ngày trở lại.
- 31 tháng 12 năm 2020: Đài đã dừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 15 tỉnh nhóm IV của Đề án Số hóa truyền hình mặt đất, hoàn thành số hóa truyền hình của quốc gia.
- 11 tháng 2 năm 2022: Ứng dụng VTVGo được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để xây dựng nền tảng truyền hình số quốc gia. Đến ngày 5 tháng 6 năm 2023, VTVGo chính thức trở thành nền tảng truyền hình số quốc gia theo công bố của Bộ.
- 8 tháng 9 năm 2022: Nghị định số 60/2022/NĐ-CP về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài Truyền hình Việt Nam được ban hành. Theo đó Ban Thanh thiếu niên (VTV6) không còn nằm trong hệ thống phòng, ban của Đài Truyền hình Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Đồng thời, chia tách Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ, tái thành lập Trung tâm THVN tại TP.HCM cũng như Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ (trên cơ sở Văn phòng khu vực Tây Nam Bộ của Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ). Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ có nhiệm vụ sản xuất các chương trình cho kênh truyền hình VTV Cần Thơ và các kênh truyền hình khác của VTV.
- 10 tháng 10 năm 2022: Dừng phát sóng kênh VTV6 và phát sóng thử nghiệm kênh VTV Cần Thơ
- 18:00 ngày 13 tháng 10 năm 2022: Chính thức phát sóng Kênh Truyền hình Quốc gia khu vực Tây Nam Bộ – VTV Cần Thơ.
- 1 tháng 11 năm 2022: Chính thức đồng bộ luồng SD & HD cho tất cả các kênh sóng của đài (trừ các kênh VTV5 Tây Nguyên, VTV8 và VTV Cần Thơ đã đồng bộ luồng từ trước).
- 9 tháng 12 năm 2023: Phát hành số Tạp chí Truyền hình cuối cùng.
- 1 tháng 1 năm 2024: Sáp nhập Báo điện tử VTV News và Tạp chí Truyền hình thành Thời báo VTV.
Danh sách các kênh trong hệ thống[]
Các kênh đang phát sóng[]
Các kênh | Logo kênh | Lên sóng | Nội dung | Ngôn ngữ | Định dạng |
VTV1 | 07/09/1970 | Thời sự - chính trị - tổng hợp | Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p | |
VTV Cần Thơ | 01/05/1975 | Truyền hình quốc gia hướng tới khán giả toàn khu vực Tây Nam Bộ | Tiếng Việt | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p | |
VTV2 | 01/01/1990 | Khoa học - Giáo dục - Thể thao | Tiếng Việt | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p | |
VTV3 | 01/06/1994 | Thể thao - Giải trí tổng hợp | Tiếng Việt | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p | |
VTV8 | 03/07/1994 | Truyền hình quốc gia hướng tới khán giả toàn khu vực Miền Trung - Tây Nguyên | Tiếng Việt | HD (16:9): 1080p | |
VTV4 | 01/09/1995 | Văn hóa - Đối ngoại | Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p | |
VTV5 | 10/02/2002 | Truyền hình tiếng dân tộc | Tiếng Viêt, Tiếng Trung và các ngôn ngữ tiếng dân tộc | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p50 | |
VTV5 Tây Nam Bộ | 01/09/2004 | Truyền hình tiếng Khmer | Tiếng Khmer | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p50 | |
VTV9 | 08/10/2007 | Truyền hình quốc gia hướng tới khán giả toàn khu vực Đông Nam Bộ | Tiếng Việt | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p | |
VTV7 | 20/11/2015 | Truyền hình Giáo dục - Thiếu nhi | Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật | SD (4:3): 576p
HD (16:9): 1080p | |
VTV5 Tây Nguyên | 17/10/2016 | Truyền hình dân tộc ở khu vực Tây Nguyên | Tiếng Viêt và các ngôn ngữ tiếng dân tộc | HD (16:9): 1080p50 |
Các kênh ngừng phát sóng[]
Các kênh | Kết thúc | Nội dung | Ngôn ngữ | Kết luận |
VTV Cần Thơ 1 | 01/01/2016 | Thời sự - chính trị - tổng hợp | Tiếng Việt | Đã ngừng phát sóng |
VTV Cần Thơ 2 | 01/01/2016 | Truyền hình tiếng Khmer | Tiếng Khmer | Kênh chuyển đổi thành VTV5 Tây Nam Bộ |
VTV Huế | 01/01/2016 | Truyền hình ở Thừa Thiên Huế | Tiếng Việt | Kênh chuyển đổi thành VTV8 |
VTV Đà Nẵng | 01/01/2016 | Truyền hình ở Đà Nẵng | Tiếng Việt | Kênh chuyển đổi thành VTV8 |
VTV Phú Yên | 01/01/2016 | Truyền hình ở Phú Yên | Tiếng Viêt | Kênh chuyển đổi thành VTV8 |
VTV6 | 10/10/2022 | Truyền hình dành cho thanh thiếu niên | Tiếng Việt | Thay thế bởi VTV Cần Thơ |
Ban biên tập[]
Đang hoạt động[]
- Ban Thời sự (VTV1)
- Ban Khoa giáo - (VTV2, VTV7)
- Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí (VTV3)
- Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4)
- Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ)
- Ban Thể thao (S–VTV)