VTV8 là kênh truyền hình quốc gia hướng tới khán giả toàn khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, nằm trong hệ thống 11 kênh truyền hình quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam. Kênh được lên sóng chính thức từ 00h00 ngày 01/01/2016 theo Đề án Quy hoạch báo chí quốc gia đến năm 2025 đã được thông qua. Thời điểm lên sóng của kênh là lúc VTV Đà Nẵng phát chương trình tiệc năm mới 2016 ở Đà Nẵng, VTV Huế kết thúc chương trình thời sự cuối cùng và VTV Phú Yên tiếp sóng VTV Đà Nẵng sau chương trình đệm.
Trước 01/01/2016, kênh mang tên là VTV Đà Nẵng, là kênh truyền hình quốc gia hướng tới khu vực Đà Nẵng của Đài Truyền hình Việt Nam. Trước năm 1975, là thành phố lớn thứ hai ở miền Nam nhưng Đà Nẵng không có đài truyền hình, trong bối cảnh miền Nam lúc ấy đã có năm đài truyền hình đặt tại Sài Gòn, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn và Huế. Người dân Quảng Nam - Đà Nẵng chỉ được xem Đài Truyền hình Huế thông qua trạm phát lại đặt trên đỉnh đèo Hải Vân. Nhận thấy tầm quan trọng của vị trí chiến lược về quốc phòng, kinh tế và sự phát triển của thành phố Đà Nẵng trong tương lai nên ngay từ năm đầu giải phóng, ông Võ Chí Công, lúc đó đang là Bí thư khu ủy khu V và ông Hồ Nghinh, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng lúc ấy đã nêu quyết tâm phải xây dựng bằng được một Đài Truyền hình ngay tại thành phố Đà Nẵng.
Để hiện thực hóa mục tiêu ấy, địa phương đã có sự chuẩn bị kỳ công và nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ các cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên của Đài Truyền hình Sài Gòn Giải phóng (SGGP, nay là Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh). Thực hiện quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, chỉ trong một thời gian ngắn, trạm phát sóng trên đỉnh đèo Hải Vân được chuyển lên núi Sơn Trà, nhiều máy móc thiết bị chuyên dụng của Đài Truyền hình SGGP cũng được chuyển ra hỗ trợ cho Đà Nẵng. Đội ngũ cán bộ chủ chốt và phóng viên, biên tập, quay phim của Đài chủ yếu từ miền Bắc và khu 5 chuyển về. Các kỹ thuật viên được tuyển mới và học nghề, học việc tại Đài SGGP.
Chưa đầy hai năm sau ngày Đà Nẵng giải phóng, từ bộn bề hậu quả của chiến tranh, ngày 14/02/1977, Đài Truyền hình Đà Nẵng đã phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên, chính thức ra mắt khán giả Quảng Nam - Đà Nẵng.
Những ngày đầu thành lập, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cả Đài chỉ có hai camera, hai máy VTR ghi hình, hai máy telecine và máy chiếu. Mặc dù vậy, với tinh thần vượt khó và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật, Đài vẫn duy trì phát sóng mỗi tuần 3 buổi tối, mỗi buổi 3 tiếng, sau đó nâng lên tất cả các buổi tối trong tuần với đầy đủ các mục Thời sự, Bông hoa nhỏ, Văn nghệ và phim truyện…
Tháng 7/1977, Đài Truyền hình Đà Nẵng được chuyển về Ủy ban phát thanh Truyền hình. Từ đó Đài nhận được nhiều sự đầu tư hơn về trang thiết bị, phương tiện. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật cũng được bổ sung từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành truyền hình.
Năm 1991, máy phát sóng được chuyển về lại thành phố Đà Nẵng do việc phát sóng ở Sơn Trà không đảm bảo. Song, do hạn chế về độ cao nên diện phủ sóng của Đài bị thu hẹp. Để khắc phục, Đài đã lắp đặt trạm chuyển tiếp tín hiệu tại Tam Kỳ và một số huyện miền núi để phục vụ cho đồng bào. Đến năm 1997, khi Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dân Quảng Nam thì Đài mới ngừng việc chuyển tiếp tiếp tín hiệu tại Quảng Nam.
Từ năm 1994, Đài Truyền hình Đà Nẵng chính thức chuyển về Đài Truyền hình Việt Nam, lấy tên là DTV, sau đó là TDN và đến ngày 01/01/2004 thì được đổi tên thành Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng (DVTV, từ đầu năm 2011 là VTV Đà Nẵng). Từ đó, VTV Đà Nẵng được đầu tư nhiều trang thiết bị, phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của ngành truyền hình trong thời đại công nghệ số. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên cũng ngày càng được bổ sung về số lượng và chất lượng chuyên môn. VTV Đà Nẵng đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất, nhờ vậy chất lượng nội dung và hình ảnh ngày càng nâng cao, theo kịp sự phát triển của VTV.
Năm 1999, VTV Đà Nẵng mở Văn phòng thường trú tại Gia Lai, sau đó Văn phòng thường trú tại Buôn Ma Thuột cũng được đầu tư xây dựng. Từ đó, vùng đất Tây Nguyên được khai phá với tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc trên sóng truyền hình.
Năm 2004, TDN đổi tên thành DVTV.
Tháng 04/2011, DVTV đổi thành VTV Đà Nẵng.
Trước năm 2016, bên cạnh việc sản xuất chương trình truyền hình, VTV Đà Nẵng còn đảm nhận nhiệm vụ phát sóng khu vực và tiếp phát các kênh sóng của VTV. Mỗi năm, VTV Đà Nẵng sản xuất hơn 100 đầu chương trình gồm các bản tin, nhiều chuyên mục, sản phẩm nghệ thuật, khoa giáo, giải trí cùng khối lượng chương trình phong phú, hấp dẫn, bổ ích được chọn lọc, khai thác từ nhiều nguồn đáp ứng yêu cầu người xem. Ngoài ra, VTV Đà Nẵng còn tham gia sản xuất trực tiếp nhiều chương trình lớn ở khu vực như: Festival Cà phê Buôn Mê Thuột, Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên, Quảng Nam - Festival hành trình di sản, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, các giải bóng đá, giải thể thao trên địa bàn… VTV Đà Nẵng cũng là đơn vị tổ chức thành công các chương trình, cuộc thi của VTV như Sao Mai (khu vực miền Trung - Tây Nguyên), Vòng chung kết Robocon toàn quốc và ABU Robocon 2013, Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 31…
Với việc được VTV trang bị xe màu đạt tiêu chuẩn HD năm 2015, kênh bắt đầu được phát sóng theo định dạng hình ảnh 16:9. Từ ngày 01/01/2016, thực hiện đề án cơ cấu hệ thống truyền hình, VTV Đà Nẵng ngừng phát sóng khu vực và cùng với VTV Huế, VTV Phú Yên sản xuất chương trình cho kênh truyền hình quốc gia VTV8. VTV Đà Nẵng đồng thời được chọn là nơi đặt Tổng khống chế của kênh VTV8.
Tên thương hiệu của VTV Đà Nẵng: DTV, TDN, DVTV, VTV Đà Nẵng và nay là VTV8.
Kênh VTV8 là kết quả của việc thực hiện về sáp nhập 3 kênh truyền hình khu vực của VTV trước đây, bao gồm VTV Huế, VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên. Theo Đề án Quy hoạch báo chí quốc gia đến năm 2025, các Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đà Nẵng và Phú Yên không được cấp phép phát sóng các kênh truyền hình khu vực. Thay vào đó, các trung tâm này được xem là những cơ quan thường trú, nơi sản xuất chương trình, cung cấp nội dung đã thực hiện trên khu vực thường trú để phát sóng trên kênh quảng bá quốc gia theo mô hình toà soạn hội tụ.
Từ ngày 10/02/2016, kênh VTV8 gắn thêm chữ HD trên màn hình.
Từ ngày 05/04/2016 đến hết ngày 31/12/2018, kênh VTV8 rút ngắn thời gian phát sóng xuống còn 19/24h (05h00 - 24h00).
Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 18/03/2020, kênh VTV8 phát sóng trở lại lần đầu với thời lượng 24/24h hàng ngày.
Từ ngày 19/03/2020 đến hết ngày 30/04/2020, do yêu cầu chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam, kênh VTV8 tiếp tục lần 2 rút ngắn thời gian phát sóng xuống 19/24h hàng ngày (05h00 - 24h00).
Từ ngày 01/05/2020 đến hết ngày 29/07/2020, kênh VTV8 phát sóng trở lại lần thứ hai với thời lượng 24/24h hàng ngày.
Từ ngày 30/07/2020 đến hết ngày 02/09/2020, trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành của duyên hải Nam Trung Bộ, kênh VTV8 tiếp tục rút ngắn thời gian phát sóng xuống 19/24h (05h00 - 24h00).
Từ ngày 03/09/2020 đến nay, kênh VTV8 phát sóng trở lại lần thứ ba với thời lượng 24/24h hàng ngày.
Từ 23h19 ngày 27/10/2020 đến 07h00 ngày 28/10/2020, kênh VTV8 tiếp sóng VTV1 để cập nhật tình hình bão, lũ lụt tại miền Trung.
Từ 18h09 ngày 29/06/2022, kênh VTV8 chính thức gỡ bỏ chữ HD trên màn hình.
Từ 22h59 ngày 27/09/2022 đến 07h00 ngày 28/09/2022, kênh VTV8 tiếp sóng VTV1 để cập nhật tình hình liên quan đến cơn bão số 4 (tức cơn bão Noru).
Tổng khống chế, Phòng Thư ký - Biên tập của VTV8 (trực thuộc Ban Thư ký - Biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam) được đặt tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên (trước ngày 10/05/2020 là Trung tâm THVN tại Huế, Đà Nẵng và Phú Yên, trụ sở chính tại Thành phố Đà Nẵng). Tín hiệu từ đây được truyền tới Hà Nội và từ Hà Nội thì được phát đến các hạ tầng truyền dẫn khác nhau phục vụ khán giả cả nước. Ngoài ra, kênh đã từng phát giải xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2016 cùng với các kênh VTV3 và VTV6.
Hiện nay, VTV8 cùng với VTV9 là kênh truyền hình tự chủ về mọi mặt, kênh VTV8 được phát sóng trên nhiều hạ tầng truyền hình khác nhau: quảng bá miễn phí trên hạ tầng truyền hình tương tự mặt đất, truyền hình số mặt đất (DVB-T2), truyền hình trực tuyến (VTVgo), phát sóng trên các hệ thống truyền hình trả tiền (VTVcab, SCTV, HTVC, K+, AVG, MyTV, Truyền hình FPT và Viettel TV). Kênh VTV8 còn được phát sóng với định dạng hình ảnh độ nét cao (HD) trên hạ tầng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại Huế, cũng như trên một số hạ tầng truyền hình trả tiền như VTVcab, Truyền hình FPT và Viettel TV.
DTV - Đà Nẵng (cũ, sau đó là TDN)[]
03/07/1994 - 31/12/1996[]
TDN - truyền hình khu vực Đà Nẵng (cũ, sau đó là DVTV)[]
01/01/1997 - 31/12/2003[]
DVTV - Đà Nẵng (sau đó là VTV Danang)[]
01/01/2004 - 05/12/2008[]
06/12/2008 - 31/03/2011[]
VTV Danang (trước VTV Đà Nẵng)[]
01/04/2011 - 31/12/2011[]
VTV Đà Nẵng[]
01/01/2012 - 31/12/2012[]
01/01/2013 - 31/12/2015[]
01/01/2013 - 24/07/2015 (logo màn hình)[]
01/01/2014 - 31/12/2015 (hình hiệu)[]
23/01/2014 - 05/02/2014 (cho logo Tết)[]
25/07/2015 - 31/12/2015 (logo màn hình)[]
VTV8[]
01/01/2016 - nay[]
01/01/2016 - 04/02/2016[]
05/02/2016 - 10/02/2016[]
10/02/2016 - 31/12/2019; 09/01/2020 - 29/06/2022 (HD)[]
10/02/2016 - 31/12/2019; 09/01/2020 - 29/06/2022 (HD, 1)[]
10/02/2016 - 31/12/2019; 09/01/2020 - 29/06/2022 (HD, 2)[]
10/02/2016 - 31/12/2019; 09/01/2020 - 29/06/2022[]
10/02/2016 - 31/12/2016 (HD)[]
12/02/2016 - 12/09/2016 (HD, dùng cho truyền hình trực tiếp)[]
12/09/2016 - 31/12/2019; 09/01/2020 - 29/06/2022 (HD, dùng cho truyền hình trực tiếp)[]
01/01/2017 - 31/12/2019; 09/01/2020 - 29/06/2022 (HD)[]
23/01/2017 - 01/02/2017; 11/02/2018 - 20/02/2018 (HD, cho logo Tết)[]
10/02/2016 - 31/12/2019; 09/01/2020 - 29/06/2022 (sử dụng từ chương trình Thời sự)[]
12/09/2016 - 31/12/2019; 09/01/2020 - 29/06/2022 (dùng cho truyền hình trực tiếp)[]
31/12/2016 - 01/01/2017 (logo màn hình)[]
31/12/2016 - 01/01/2017 (HD, logo màn hình)[]
31/12/2019 - 09/01/2020 (logo chính và màn hình); 29/06/2022 - nay (logo chính)[]
01/01/2020 - 09/01/2020 (sử dụng từ chương trình Thời sự)[]
27/10/2020 - 28/10/2020; 11/02/2021; 12/02/2021 (sử dụng từ tiếp sóng)[]
27/10/2020 - 28/10/2020; 11/02/2021; 12/02/2021 (HD, sử dụng từ tiếp sóng)[]
29/06/2022 - 16/03/2023 và 10/11/2023 - 11/11/2023 (logo màn hình); 11/11/2023 - nay (dùng cho truyền hình trực tiếp)[]
29/06/2022 - 10/11/2023 (sử dụng từ chương trình Thời sự); 16/03/2023 - 10/11/2023 (logo màn hình)[]
29/06/2022 - 10/11/2023 (dùng cho truyền hình trực tiếp)[]
21/02/2023 (sử dụng trong tiếp sóng)[]
10/11/2023; 11/11/2023 - 25/07/2024; 27/07/2024 - nay (logo màn hình)[]
10/02/2024 (sử dụng trong tiếp sóng)[]
26/07/2024 (logo sử dụng trong thời gian Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng); 27/07/2024 (00h00, lỗi logo trước khi quay về logo màu)[]
06/02/2016 - 31/12/2020 (logo GTCT); 01/04/2016 - 31/12/2020 (logo hình hiệu); 05/04/2016 - 31/12/2018, 19/03/2020 - 30/04/2020 và 30/07/2020 - 02/09/2020 (logo hình chờ); 25/07/2024 - 26/07/2024 (cho logo màn hình, sử dụng trong thời gian Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng)[]
25/07/2024 - 26/07/2024 (logo màn hình, sử dụng trong thời gian Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng)[]
Bảng hiển thị đồng hồ:[]
Bảng hiển thị "trực tiếp"[]
Bảng hiển thị "tiếp sóng"[]
Hình ảnh | Phông chữ |
---|---|
31/01/2022; 27/09/2022 - 28/09/2022 |
Tahoma Bold |
10/02/2024 |
Tahoma Bold |
Thời lượng phát sóng của VTV8[]
DTV/TĐN (cũ, trước DVTV/VTV Đà Nẵng)[]
- 03/07/1994 - 20/12/1997: 17h00 - 22h00 từ Thứ 2 - Thứ 6 (5/24h); 10h00 - 13h00, 16h15 - 23h15 Thứ 7 và Chủ Nhật (10/24h).
- 21/12/1997 - 31/12/1999: 16h00 - 22h00 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hằng tuần (6/24h); 09h30 - 13h30, 16h00 - 23h30 Thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần (11h30/24h).
- 01/01/2000 - 31/12/2003: 12h00 - 14h00, 16h00 - 23h00 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hằng tuần (9/24h); 10h00 - 14h00, 16h00 - 23h00 Thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần (11/24h).
DVTV/VTV Đà Nẵng[]
- 01/01/2004 - 31/12/2010: 06h00 - 23h00 hàng ngày (17/24h).
- 01/01/2011 - 31/12/2015: 06h00 - 24h00 hằng ngày (18/24h).
VTV8[]
- 01/01/2016 - 04/04/2016, 01/01/2019 - 18/03/2020, 01/05/2020 - 29/07/2020 và 03/09/2020 - nay: 24/24h hàng ngày.
- 05/04/2016 - 31/12/2018, 19/03/2020 - 30/04/2020 và 30/07/2020 - 02/09/2020: 05h00 - 24h00 hàng ngày (19/24h).
- 27/10/2020 - 28/10/2020; 27/09/2022 - 28/09/2022: 07h00 - 23h00 (tiếp sóng kênh VTV1 HD từ 23h00 - 07h00 sáng ngày hôm sau do bão số 4).